Trùng tang là hiện tượng trong gia nhà liên tục có người chết, nó gây nên nỗi ám ảnh rất lớn đối với những người còn sống trong gia đình đó. Vậy trùng tang là gì, cách tính trùng tang như thế nào? Ngay sau đây Thabet sẽ trả lời các câu hỏi đó của các bạn.
Tìm hiểu sơ lược về trùng tang, cách tính trùng tang
Trước khi đi tìm hiểu về cách tính trùng tang thì chúng ta cần hiểu sơ qua về các khái niệm trong trùng tang.
Trùng tang là như thế nào?
Trùng tang là hiện tượng trong nhà có người thân vừa mới qua đời và sau đó không lâu lại có một người thân khác chết đột ngột. Trùng tang là nỗi ám ảnh và lo sợ của rất nhiều gia đình bởi sự ra đi liên tiếp của người thân khiến họ phải chịu đựng mất mát quá lớn.
Trùng tang được tính khi người trong gia đình chết không quá 49 ngày kể từ ngày an táng thì trong nhà lại có người thân qua đời. Trùng tang ngày là nặng nhất và trở thành nỗi ám ảnh lớn nhất đối với người phải chịu mất mát này. Nhẹ nhất là trùng tang năm.
Nhập mộ và trùng tang liên táng là gì?
Để hiểu rõ hơn về trùng tang và nắm rõ về cách tính trùng tang thì bạn cần phải biết được một số các khái niệm về thiên di, nhập mộ, trùng tang liên táng.
– Nhập mộ là thể hiện người chết đã được chôn cất hoàn tất và cuộc sống của họ giờ đây đang được yên nghỉ tại một thế giới khác. Đây cũng chính là một điểm tốt dự báo vong linh đã chết sẽ không phạm trùng tang và con cháu xin hộ có cuộc sống yên bình, làm ăn phát tài phát lộc.
– Trùng tang liên táng là khi trong nhà lần lượt có người mất trong khoảng thời gian rất ngắn khiến người nhà phải liên tục chôn cất. Đây là trường hợp khá ít gặp và nó nghiêm trọng và gây ám ảnh nhất đối với người thân của người đã mất. Bởi trong thời gian đó chỉ kể từ 1 đến 3 ngày hoặc 1 tuần thì trong nhà đã có người chết.
Giải thích hiện tượng trùng tang, cách tính trùng tang
Dựa vào vấn đề tâm linh và những lời truyền tai dân gian ta có thể giải thích nó và có cách tính trùng tang bằng một số lý do sau:
Do thần Trùng bắt vong linh khai tên con cháu để đi bắt
Theo quan niệm của người xưa thường cho rằng những người chết vào khung giờ hoặc vào ngày không hợp tuổi bị chết vào các giờ thuộc kiếp sát như: Thân, Dần, Hợi và Tỵ. Đây là những giờ xấu dẫn đến hiện tượng trùng tang và người chết liên tiếp. Vong linh sẽ bị quỷ trùng tra tấn để bắt họ khai ra người nhà, người thân để quỷ trùng đi bắt.
Do vong linh nổi loạn
Nhiều người xưa cho rằng, hiện tượng trùng tang là do vong linh nổi loạn. Khi vong linh chết vào giờ xấu và bị quỷ thần Trùng tra tấn, đánh đập để khai tên con cháu. Do vong linh bị quỷ trùng đánh đập, sai vong linh về bắt con cháu. Khi người trong nhà mất thì một số gia đình thường cúng bái để nhốt vong, khiến vong linh không thể quay trở về nhà. Việc làm này khiến vong linh tức giận và khai người thân với người bọn quỷ trùng để chúng bắt đi.
Hiện nay, có không ít người thực hiện nhốt vong người thân khi họ vừa khuất, đây là việc làm không nên bởi phần nào thể hiện sự không tôn kính với người đã khuất.
Vậy cách tính trùng tang ra sao bạn nên biết để tránh vận xui.
Hướng dẫn cách tính trùng tang chuẩn xác nhất
Dưới đây là một số cách tính trùng tang đơn giản và dễ hiểu nhất:
Cách tính trùng tang dựa theo tuổi, ngày, giờ sinh
Cách thứ nhất để tính trùng tang là tính theo trùng năm, trùng ngày và trùng giờ. Tính trùng tang theo thời gian mất trùng năm, người tuổi Dần sẽ mất vào năm Dần. Người tuổi Ngọ sẽ mất vào ngày Ngọ, người tuổi Thìn sẽ mất vào giờ Thìn.
Đây là cách tính được truyền tai của nhiều cha ông ta, tuy nhiên cách tính này lại được mọi người áp dụng rất ít bởi tính chính xác của nó không cao.
Xem thêm: tuổi Ất Sửu hợp màu gì
Cách tính trùng tang dựa theo theo ngày chôn cất của người mất trước
Một trong những lý do mà nhiều người cho rằng việc trùng tang là do chôn sai ngày, chôn vào những ngày xấu.
Nếu người chết được chôn cất vào các ngày sau thì được tính là trùng tang và bạn cần phải xem ngay việc trùng tang.
– Chôn cất vào ngày 7 và 19 trong tháng giêng.
– Chôn cất người mất vào ngày 6, ngày 18 và ngày 30 của tháng 2, tháng 3.
– Ngày 4, ngày 16 và ngày 24 tháng 4 là những ngày không nên chôn cất.
– Chôn cất vào ngày 3, ngày 15 và ngày 27 tháng 5, 6.
– Không nên chôn cất vào ngày 1, ngày 12 và ngày 25 trong tháng 7.
– Ngày 12 và ngày 24 tháng 8, tháng 9 là những ngày xấu không nên chôn cất.
– Ngày 10 và ngày 22 tháng 10 là ngày chôn cất sai.
– Ngày 9 và ngày 21 tháng 11, 12 là ngày chôn cất sai có thể dẫn đến trùng tang.
Cách tính tang trùng dựa vào ngày mất là ngày thần Trùng
– Nếu trong các tháng 1, 2, 6, 8, 9, 10, 12 vong linh chết vào ngày Canh Dần hoặc canh thân chính là phạm thần Trùng “Lục Canh Thiên Hình”.
– Nếu trong tháng 3, chết vào ngày Tân Tỵ hoặc Tân Hợi chính là ngày hạ thần Trùng “Lục Tân Thiên Đình”.
– Nếu chết vào ngày Nhâm Thân hoặc Nhâm Hợi trong tháng 4 thì ngày này chính là phạm với thần Trùng “Lục Nhân Thiên Lao”.
– Nếu người chết vào tháng 5 trong ngày Qúy Sửu thì sẽ phạm thần Trùng “Lục Quý Thiên Ngọc”.
– Nếu trong tháng 7 người chết vào ngày Giáp Tuất thì sẽ Phạm thần Trùng “Lục Giáp Thiên Phúc”
– Nếu chết vào tháng 11 ngày Đinh Tỵ hoặc Đinh Hợi sẽ phạm thần Trùng “lục Đinh Thiên Âm”
Người chết ra đi vào những ngày này nếu gặp thêm năm hoặc tháng sẽ càng xảy ra hiện tượng trùng tang nặng hơn.
Như vậy, bài viết đã tổng hợp về những nội dung cơ bản nhất về hiện tượng trùng tang và hướng dẫn cho các bạn cách tính trùng tang đơn giản nhất. Với những thông tin ngắn ngủi mà mình chia sẻ mong rằng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về trùng tang.
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.